Cùng theo dõi bài viết này để hiểu sâu vào cách mà Ô tô Long Trường ứng dụng khoa học kỹ thuật để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó mang lại hiểu quả to lớn trong việc sản xuất sản phẩm và đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng.
26/08/2021 - 03:22 PM
- Hầu hết một số người tham gia giao thông hoặc những người mới lấy bằng thì chắc chắn sẽ không nắm rõ hết các ý nghĩa của các biển báo giao thông đường bộ hiện nay, một phần là vì quá khó nhớ và một phần nữa là do quá nhiều biển báo nên không thể nhớ trong một thời gian ngắn được.
- Hôm này, cùng LongTruongAuto xin được giới thiệu tới các bác những loại biển báo giao thông đường bộ ở Việt Nam, các bác nhớ chú ý kĩ những loại biển để chấp hành đúng luật giao thông nhé. Về cơ bản, hệ thống báo hiệu đường bộ có 4 loại biển chính, cùng với đó là một số biển phụ khác.
- Nghe tên thôi thì các bác tài cũng đã hiểu rằng, đây là những biển báo biểu thị những điều cấm người tham gia giao thông nhất định phải chấp hành. Nếu không tuân theo các loại biển báo cấm, đây được xem là hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ. Nhóm biển báo cấm gồm có 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140.
- Đặc điểm chung của biển báo cấm:
- Bên dưới là hình ảnh các biển báo cấm mà khách hàng cần quan tâm, để tránh bị vi phạm.
- Khi lưu thông trên đường nếu bác tài thấy những biển báo như này thì xin hãy cẩn thận, chú ý ở phía trước. Nhóm biển báo nguy hiểm có đặc điểm: Biển nguy hiểm hình tam giác, nền vàng, viền ngoài màu đỏ, hình vẽ bên trong màu đen.
- Biển cảnh báo nguy hiểm có tất cả 46 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 201 đến 246 trong hệ thống biển báo giao thông.
- Đặc điểm nhận dạng biển báo cấm:
- Đây là biển báo biểu thị hiệu lệnh người tham gia giao thông phải tuân thủ những chỉ dẫn của biển báo. Đặc điểm các biển hiệu lệnh: Biển hiệu lệnh hình tròn, màu xanh biển (không viền), hình vẽ bên trong màu trắng.
- Biển hiệu lệnh có tất cả 9 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 301 đến 309 trong hệ thống biển báo giao thông.
- Đặc điểm nhận dạng biển báo hiệu lệnh:
- Biển này có vai trò chỉ dẫn, hỗ trợ người tham gia giao thông đi đúng làn đường, đúng cách để không bị vị phạm. Đặc điểm hình ảnh biển báo chỉ dẫn: Biển chỉ dẫn hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh (không viền), bên trong có hình vẽ màu trắng (với biển chỉ dẫn đường đi) hoặc màu đen nền trắng (với biển thông báo các địa điểm như trạm xăng, trạm sửa chữa..).
- Biển chỉ dẫn có tất cả 48 loại, được đánh số thứ tự bắt đầu từ 401 đến 448 trong hệ thống các loại biển báo giao thông.
- Biển báo phụ có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, viền đen, nền trắng, hình vẽ màu đen, thường nằm dưới các biển chính để bổ sung làm rõ ý nghĩa các biển chính. Biển phụ thường được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, biển báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ hơn các biển chính.
- Biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 501 đến biển số 510. Các bạn có thể tìm hiểu thêm về nhóm biển báo này thông qua bài viết Biển Báo Phụ.
- Vạch kẻ đường cũng được coi là một dạng biển báo giao thông nhằm hướng dẫn, điều khiển giao thông trên đường giúp đảm bảo khả năng thông xe cũng như an toàn cho người tham gia giao thông. Vạch kẻ đường có 2 loại là vạch kẻ đường nằm đứng và vạch kẻ đường nằm ngang
- Vạch kẻ đường chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng.
- Đường cao tốc là đường chỉ dành cho xe ô tô, xe tải, xe cơ giới chạy với tốc độ cao được quy định, có dải phân cách chia đường cho xe chạy theo hai chiều ngược nhau riêng biệt và không giao cắt cùng mức với đường khác.Khi lái xe trên đường cao tốc, bạn sẽ thấy hệ thống biển báo trên đường cao tốc có nhiều điểm khác biệt so với biển báo giao thông thông thường.
- Đặc điểm biển báo chỉ dẫn: Có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật, nền xanh, hình vẽ màu trắng.
Bài viết vẫn chưa thể nêu ra tất cả các biển báo giao thông hiện đang có mặt tại Việt Nam, nhưng các loại biển báo giao thông đường bộ ở bài viết trên là một số loại biển chính mà chúng ta hay gặp phải. Hy vọng rằng quý khách hàng sẽ hiểu hơn về các biển báo để tránh gây nguy hiểm cho bản thân và người xung quanh. Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn vẫn chưa đủ ý, nên sẽ cập nhật lại sau.
Xe ben tại thị trường Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong ngành vận tải và xây dựng. Với sự phát triển đô thị và xây dựng hạ tầng ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng xe ben đa dạng đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các thương hiệu nổi tiếng như Liuzhou ShuangJi, Hyva, Sammitr, và Shinmaywa.