Cùng theo dõi bài viết này để hiểu sâu vào cách mà Ô tô Long Trường ứng dụng khoa học kỹ thuật để tối ưu hóa quy trình sản xuất, từ đó mang lại hiểu quả to lớn trong việc sản xuất sản phẩm và đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng.
08/12/2021 - 09:04 AM
Phanh khí nén hay còn được gọi là phanh hơi được dùng cho các dòng xe ô tô, xe tải từ hạng nhẹ đến hạng nặng. Việc các hãng xe tải trang bị phanh khí nén cho xe sẽ đảm bảo sự an toàn hơn cho chủ nhân chiếc xe khi gặp những trường hợp khẩn cấp.
Có thể nói, ngoài hệ thống phanh ra thì hệ thống phanh khí nén toàn phần được trang bị trên xe cũng là một điều kiện, ưu điểm để khách hàng lựa chọn có nên mua xe ở hãng đó hay không.
Như các hãng khác thì tất cả các dòng xe tải Hino đều được trang bị hệ thống phanh khí nén toàn phần, giúp khách hàng an tâm hơn trong việc sử dụng các loại xe từ hạng nhẹ đến hạng nặng một cách an toàn nhất.
Sau đây, cùng LongTruongAuto tìm hiểu về hệ thống phanh khí nén này nhé.
Hệ thống phanh khí nén bao gồm các bộ phận cấu thành như: cơ cấu phanh và dẫn động phanh, hoạt động nhờ áp lực của khí nén, để điều khiển hệ thống phanh xe tải theo yêu cầu của người lái và đảm bảo an toàn giao thông khi vận hành trên đường.
Điều kiện làm việc của hệ thống phanh liên tục chịu áp lực khí nén và nhiệt độ cao của các bề mặt ma sát nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần được tiến hành kiểm tra, điều chỉnh thường xuyên và bảo dưỡng, sữa chữa kịp thời đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn tính mạng con người nhằm nâng cao tuổi thọ của hệ thống phanh.
Bộ phận chủ yếu của hệ thống phanh khí nén bao gồm: Máy nén khí, bàn đạp, bộ điều chỉnh áp suất, van điều khiển, bầu phanh của bánh xe, đồng hồ đo áp suất và bình chứa khí nén.
Cơ cấu phanh khí nén bao gồm có:
Bàn đạp
Máy nén khí
Bình chứa khí nén
Bộ điều chỉnh áp suât
Van điều khiển
Đồng hồ báo áp suất
Bầu phanh bánh xe
Cách hoạt động của hệ thống phanh khí nén được chia thành 2 trạng thái cơ bản:
Trạng thái phanh xe: Khi người cầm lái đạp phanh thông qua ty đẩy làm cho pít tông điều khiển chuyển động nén lò xo và đẩy van khí nén mở cho khí nén từ bình chứa phân phối đến các bầu phanh bánh xe, nén lò xo đẩy cần đẩy và xoay cam tác động đẩy hai guốc phanh ép chặt má phanh vào tang trống tạo nên áp lực ma sát cực lớn, làm cho tang trống và bánh xe giảm dần tốc độ quay hoặc đứng lại theo yêu cầu của người lái.
Trạng thái rời chân khỏi phanh xe: Khi rời chân khỏi hệ thống phanh khí nén thì lò xo của pít tông điều khiển sẽ được quay trở về vị trí ban đầu làm cho van khí nén đóng kín đường dẫn khí từ bình chứa. Và xả hết khí nén của bầu phanh bánh xe ra ngoài môi trường không khí bên ngoài. Lò xo của bầu phanh được hồi vị, đẩy cần đẩy và trục cam tác động về vị trí không phanh. Thì ngay lúc đó guốc phanh sẽ được khéo khỏi phanh tang trống.
Bài viết ở trên chia sẽ về hệ thống phanh khí nén trên xe tải, xe ô tô được sưu tầm và tổng hợp từ nhiều nguồn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp khách hàng hiểu hơn tầm quan trọng của phanh khí nén.
Xe ben tại thị trường Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong ngành vận tải và xây dựng. Với sự phát triển đô thị và xây dựng hạ tầng ngày càng mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng xe ben đa dạng đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các thương hiệu nổi tiếng như Liuzhou ShuangJi, Hyva, Sammitr, và Shinmaywa.